1. Khó thở
Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển. Đây cũng được coi là dấu hiệu có thai bình thường khi có thai.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:
– Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.
– Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.
– Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.
Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.
2. Căng tức ngực
Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Xem thêm ba bau nen an gi tịa đây. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.
Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên
của việc mang bầu. (ảnh minh họa)
3. Mệt mỏi
Khi có bầu, bỗng người ta thay đổi…
“Chồng ơi, vợ có bầu!”
Top 10 nguyên tắc để nhanh có bầu
Vợ có bầu, chồng vật vã nghén
Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Cập nhật cách ăn dặm kiểu nhật tại đây. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.
4. Buồn nôn
Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu khó chịu khi mang thai. Nó có thể bắt đầu sớm nhất khi bạn mang thai được 4- 6 tuần và xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong ngày, không chỉ trong buổi sáng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc hay bị ốm, đó có thể là một dấu hiệu của thai kỳ.
5. Đi tiểu nhiều hơn
Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hooc môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần.
6. Đau đầu
Một số phụ nữ thường bị đau đầu. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu. Lúc này, chị em nên tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu.
7. Đau lưng
Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang giãn ra.
8. Bị chuột rút
Tử cung của bạn đã kéo dài một chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé con trong chín tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu
khó chịu khi mang thai. (ảnh minh họa)
9. Rối loạn thói quen ăn uống
Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.
10. Táo bón và đầy hơi
Táo bón là hiện tượng thường thấy của mẹ bầu và triệu chứng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 7-8 cốc nước nha mẹ.
11. Tâm trạng thất thường
Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất. Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.
12. Thân nhiệt bất thường
Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.
Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.
13. Nhạy cảm với mùi
Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
14. Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.
Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc
chóng mặt trong khi mang thai. (ảnh minh họa)
15. Ra máu ngoài kỳ kinh
Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.
Thực ra, điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.
16. Trễ kinh
Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.