Dù là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn.
Theo : Me va be
1. Khổ qua (hay mướp đắng)
Mướp đắng là một món ăn ngon, vừa dễ chế biến, lại rất dễ ngon: chỉ cần xào với trứng gà là có thể thành món rau xào vừa ngon vừa bổ. Tuy nhiên, vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp nên ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe bà bầu; thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu có ăn thì khi nấu, nên loại bỏ hạt của nó hoàn toàn.
2. Ngải cứu
*** Bà bầu nên ăn gì : ba bau nen an gi
Ngải cứu là một loại rau giúp giảm nhức mỏi, hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau; chính vì thế ngải cứu chính là một món rau nên có trong thực đơn của người mẹ mới sinh. Ngải cứu chiên trứng, ngải cứu xào thịt bò tái, ngải cứu hầm gà… là những món cực bổ máu cho người mẹ mới sinh hoặc người mới ốm dậy. Nhưng lúc mang thai thì đây lại là món kỵ. Nếu bà bầu ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ tử cung chảy máu, co thắt, và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì đặc biệt không nên ăn nhiều rau ngải cứu.
3. Rau ngót
Rau ngót cũng là loại rau khuyên nên ăn sau khi đã sinh con, còn khi đang mang thai lại nên hạn chế. Bởi vì rau ngót có chứa papaverin – chất này có tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn nên dễ gây ra hiện tượng giãn cơ trơn của tử cung và có thể gây sảy thai, tiêu chảy. Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hay hiếm muộn hoặc muốn bảo vệ sức khỏe bà bầu thì nên hạn chế ăn canh rau ngót, đặc biệt là nước ép lá rau ngót chưa qua chế biến.
5. Rau răm
Đây là loại rau mà các bà các mẹ có kinh nghiệm luôn khuyên bà bầu không nên đụng đũa. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bà bầu ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến mất máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây co bóp tử cung nên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Với các mẹ bầu có sức khỏe ổn định thì việc ăn chút đỉnh rau răm không ảnh hưởng gì; nhưng các mẹ có vấn đề với thai kỳ trước đó thì tốt nhất nên kiêng cữ tuyệt đối.