Cai sữa cho bé không phải là đơn giản. Mẹ không thể nói cai sữa là ngắt nguồn sữa cho bé ngay lập tức được. Cai sữa là một quá trình nếu người mẹ không giúp con thích nghi được với việc cai sữa thì rất có thể trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và khó chấp nhận. Trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng và sức khỏe của bé sẽ bị suy giảm. Theo trang mẹ yêu con
Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời con bạn chỉ cần nguồn dinh dưỡng duy nhất đó là sữa mẹ. Bé không cần gì ngoài sữa mẹ ngay cả việc cho bé uống nước lọc cũng là không cần thiết. Sau 6 tháng khi sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thì trẻ cần có một chế độ ăn dặm phù hợp. Vậy đến khi nào có thể cai sữa cho trẻ và cai sữa thế nào cho đúng và hiệu quả ?
Khi nào có thể cai sữa cho bé
Theo các nhà khoa học thì khi bé được 4 tháng tuổi thì mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai sữa trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật – những yếu tố mà thực phẩm khác không có được. Chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng thì tốt nhất các bà mẹ nên cho bé bú từ 12-24 tháng.
Một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận ra thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé là khi cảm thấy đầu của con đã cứng cáp hơn, không cần dùng tay để đỡ sau gáy. Bên cạnh đó, các mẹ có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu như: bé đã ngồi vững mà không cần ai giúp đỡ, hoặc bé tỏ ra khó chịu, nhăn nhó sau khi bú mẹ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm vì bị đói…
Một số cách cai sữa cho bé hiệu quả
1. Xa bé vài ngày
Thời gian đầu, khi không tìm thấy mẹ bé sẽ đòi khóc, nhưng sau 2,3 ngày bé sẽ quen dần với sự thiếu hơi mẹ. Lúc này, bố sẽ cho bé ăn dặm, tập ti bình. Khi gặp lại mẹ chắc chắn bé sẽ quên đi chuyện đòi ti ngực mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp này các mẹ phải thật kiên trì và không được lung lay vì nhớ bé. Mẹ có thể đi làm từ sớm và về về thật trễ khi bé đã ngủ để bé không thấy mẹ.
2. Hóa trang bầu ngực
Mẹ có thể tô son, vẽ hình lên bầu ngực thành những hình đáng sợ chẳng hạn, bé nhìn thấy sẽ không dám đòi ti mẹ nữa. Cách này khá phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng thành công.
- Xem cách tinh ngay rung trung để sinh con trai
3. Bôi dầu gió
Dầu gió cũng được rất nhiều mẹ sử dụng để bôi xung quanh bầu ngực. Bé ngửi thấy mùi hăng hắc và vị đắng của dầu gió sẽ không dám ti nữa. Ngoài ra, mẹ có thể bôi thêm các loại thuốc khác như thuốc xanh, thuốc đỏ…
4. Làm mất sữa
Có rất nhiều cách để mẹ làm mất sữa như uống thuốc hoặc ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá dâu… Khi trẻ bú, thấy bầu vú mẹ không có sữa, trẻ sẽ không bú nữa. Thời gian đầu, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau rát đầu ti vì bé cắn, kéo để cố cho sữa ra.
5. Sử dụng thuốc mắc cỡ
Loại thuốc này được bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc tây, màu đen, vị đắng. Mẹ nghiền với một chút nước cho ra hỗn hợp sền sệt, sau đó xoa đều lên xung quanh bầu ngực. Khi bé đòi bú, mẹ giở ti lên, bé nhìn thấy sẽ chỉ cười mà không bú, một phần do màu sắc, một phần do mùi vị. Trong thời gian bé không bú và đói, mẹ cho bé ăn dặm thêm thức ăn bên ngoài như sữa, phô mai, cháo… Đến tối, chắc chắn bé sẽ lại đòi ti mẹ, mẹ phải kiên trì không cho bé bú, tốt nhất nên tránh xa bé 1-2 đêm để bé quên đi chuyện bú ti. Đói quá chắc chắn bé phải ti bình hoặc ăn ngoài.
6. Dán băng dính đầu ti
Mẹ sử dụng băng dính loại lớn, dán đè lên đầu ti. Khi đòi ti, bé không tìm thấy đầu ti sẽ bỏ ngay ý định ti mẹ. Lúc này, mẹ tìm cách đánh lạc hướng bé để bé quên đi đầu ti của mẹ, nếu bé đói quá mẹ cho bé ti bình hoặc ăn dặm. Thời gian đầu, bé sẽ quấy khóc, mẹ chịu khó dỗ dành, ru bé ngủ và kiên quyết không mủi lòng cho bé ti lại.
7. Tập ngậm ti giả từ nhỏ
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp cho trẻ ti mẹ và ngậm ti giả. Việc ngậm ti giả giúp bé quen hơn với việc rời bầu vú mẹ. Trong những lúc mẹ bận rộn, mẹ cho bé ngậm ti giả và tập luôn việc ti bình. Dần dần bé sẽ làm quen với bình sữa và cai ti mẹ lúc nào mẹ cũng không hay.
8. Bôi đầu ti bằng thuốc đắng cloxit
Đây là thuốc rất an toàn khi mẹ bôi lên đầu ti và trẻ vô tình ti phải. Mẹ mua thuốc này ở tiệm thuốc tây, sau đó nghiền nát với một chút nước cho ra hỗn hợp đặc sệt. Loạt thuốc này cực đắng, trẻ ngậm ti vào miệng sẽ nhả ra ngay lập tức, thậm chí nhiều bé còn khóc toáng lên vì đắng quá. Mẹ thực hiện 2-3 lần đều đặn, đúng vào cữ ti của bé khiến bé sẽ không dám đòi ti nữa.
9. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày
Một số bé có thói quen thèm ti ngay cả khi đã no bụng, với những bé đó mẹ áp dụng những cách trên. Nhưng một số bé sẽ không đòi ti mẹ nữa khi bụng đã no. Vì vậy, bố có thể giúp mẹ cho bé ăn thật nhiều bữa trong ngày để bé không có cảm giác đói. Tuy nhiên, bố nhớ cho bé ăn những món dễ tiêu, thanh đạm để bé không bị ngán và đòi ti mẹ.
10. Bình giả, sữa thật
Một số bé khi đã lớn hơn chút sẽ không chịu ti bình vì hương vị khác với hương vị sữa từ bầu vú mẹ. Vì vậy, mẹ chịu khó vắt sữa vào túi dự trữ, mỗi lần bé đói, cho bé tu bình bằng sữa của mẹ. Như vậy, bé sẽ nhận thấy mùi vị sữa thật từ mẹ và làm quen dần với việc ti bình.
Những lưu ý khi cai sữa cho con
Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.
Không nên dừng cho con bú đột ngột vì điều này không tốt cho cả mẹ và bé. Tốt nhất, các mẹ nên giảm dần số lượng lần cho con bú . Cách làm này sẽ giúp mẹ không bị cương sữa và bé cũng không bị sốc dẫn đến quấy khóc cả ngày.
Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).
Xem thêm: Bi quyet sinh con trai