Khi chơi bóng đá, không thể tránh khỏi tình trạnh bị chuột rút được. Hãy cùng 3n.com.vn tìm hiểu cách xử lý chuột rút trong bóng đá như nào nhé!
1.Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao
- Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;
- Vận động mạnh và quá sức làm ứ đọng axit lactic trong cơ, khiến cơ mau mệt và kích thích thần kinh tủy sống, gây co rút cơ liên tục;
- Chơi thể thao nhiều và liên tục, đặc biệt là khi chơi trong môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,… gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.
- Cơ bắp không đủ mạnh và dẻo dai;
- Tuổi tác khiến cơ bị teo dần;
- Tập luyện quá sức;
- Chơi thể thao trong môi trường quá nóng;
2. Cách xử lý chuột rút trong bóng đá
- Phương pháp xử lý chuột rút phổ biến nhất chúng ta vẫn thường hay thấy khi xem các trận bóng đá. Đó là kéo duỗi cơ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút cho đến khi thấy ổn.
- Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.
- Uống nhiều nước bù khoáng, điện giải hay nước muối.
- Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra. Khi chơi thể thao có thể gặp tình trạng căng cơ háng nữa, bạn có thể tham khảo cách chữa căng cơ háng để biết cách xử lý khi gặp phải nhé!
3.Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao
Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.
Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.
Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.
Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc tránh được những chấn thương thường gặp trong bóng đá nhé!
"Thông tin thể thao hôm nay, nhận định phân tích bóng đá hàng ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người nên xem thêm các nguồn chính thống để đính chính thông tin xác thực nhất. Xin cảm ơn."