- Kém thông minh
Người mẹ có tâm lý không tốt, hay lo âu thường làm cơ thể mệt mỏi, kém năng động dẫn tới quá trình trao đổi chất giảm, từ đó sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Sự suy giảm và bất ổn định này sẽ làm thai nhi không phát triển tốt, đặc biệt là về trí não. Nguy cơ này sẽ càng nguy hiểm hơn khi thai kỳ rơi vào tháng thứ 4 -6
- Trẻ khó tính, tự ti
Các nhà tâm lý cho biết, khi mang bầu người mẹ hay cáu giận sau này con sẽ khó tính. Mẹ hay suy nghĩ, bi quan con sẽ tự ti. Mẹ bầu không được sự yêu thương của người xung quanh hoặc mẹ bầu có tâm lý lạnh nhạt với thai nhi sau này con sinh ra rất dễ mang tính cách lãnh đạm, hời hợt.
- Trẻ chậm nói, ít cười
Một đứa trẻ sinh ra có tích cách lạc quan, yêu đời, hay cười nói đó là trong giai đoạn thai kỳ bé nhận được sự yêu thương, quan tâm của cả cha và mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho rằng trong giai đoạn mang bầu, tình yêu của người chồng có tác động tích cực tới tâm lý của mẹ bầu, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới tâm lý của thai nhi. Có 15% trẻ chậm nói nguyên nhân do tâm lý của mẹ khi mang thai.
>>> Xem thêm phụ nữ sau sinh nên ăn gì
- Nguy cơ tự kỷ
Từ tuần 38 -40, người mẹ có rối loạn tâm lý sẽ tăng nguy cơ tự kỷ của trẻ lên gấp đôi. Càng ở cuối thai kỳ, tâm lý của người mẹ ảnh hưởng cực lớn tới hành vi của con, làm thời gian con gặp vấn đề này tăng lên từ 2 – 4 năm. Nguyên nhân là do ở cuối thai kỳ, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện, tâm lý của người mẹ không tốt sẽ làm ức chế một số hormone cần thiết cho thai nhi.
- Nguy cơ tăng động
Khi bà bầu liên tục bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol và dolpamine, loại hormone này làm hệ thần kinh trở lên bồn chồn, kích động, mất tập trung. Tâm lý của mẹ càng căng thẳng nhiều thì 2 hormone này rất dễ xâm nhập vào nhau thai gây lên tính cách bất bình thường cho thai nhi.
Ngoài mặt tâm lý của mẹ ảnh hưởng tới thai nhi thì nhu cầu dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày của người mẹ cũng tác động rất lớn tới thai nhi.
Theo me va be