Trong căn phòng vừa để tiếp khách vừa kê giường ngủ rộng chưa đến sáu mét vuông, võ sư Hoàng ngồi trên chiếc ghế gỗ dài. Xung quanh là những vật dụng sinh hoạt cần thiết nhất, từ thùng rác, cái quạt máy đến mấy chai nước thuốc… Anh ngồi đó, hồi tưởng về chặng đường 30 năm ăn tập và huấn luyện Pencak Silat, về những ngày khốn khổ vì căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ, và cả những ước mơ cho tương lai.
->> Thông tin, hình ảnh mới nhất về bien dong 24h qua
Sinh năm 1978, Nguyễn Kim Hoàng yêu thích võ thuật từ nhỏ, bắt đầu với môn phái võ cổ truyền Nam Hồng Sơn. Năm 1992, khi Pencak Silat du nhập vào Việt Nam, nhận thấy chiều cao và thể hình vượt trội của cậu học trò, võ sư Nguyễn Thanh Lê đưa anh vào lớp môn sinh đầu tiên. “Ban đầu, các thầy dạy Silat dựa trên băng hình được đưa về từ Indonesia hay Malaysia. Năm tôi 15 tuổi, khóa chúng tôi, khi ấy gồm toàn các anh chị lớn, là lứa đầu tiên được dạy môn này”, anh kể lại với VnExpress.
Năm 1994, Kim Hoàng dự giải vô địch quốc gia Pencak Silat đầu tiên và được chọn vào thành phần đội dự tuyển tập luyện thường xuyên. Năm 1995, tại SEA Games 18 ở Chiang Mai (Thái Lan), Silat mang về cho đoàn thể thao Việt Nam ba HC bạc và bốn HC đồng. Thành tích này là động lực để Tổng cục thể dục thể thao chỉ đạo đẩy mạnh phát triển môn võ này trên cả nước.
Đó cũng là thời điểm Kim Hoàng thi đậu khoa Công nghệ thông tin của Viện Đại học mở Hà Nội. Vừa yêu thích khoa học máy tính vừa đam mê Pencak Silat, chàng trai trẻ quyết định sống chung với cả hai “người tình” suốt tuổi thanh xuân. “Bận học nên tôi phải chuyển sang thông tin cho các em khóa sau chứ không còn tập luyện chuyên nghiệp nữa. Với tôi, học võ là để khám phá cơ thể nên dù thi đấu hay huấn luyện thì vẫn vui”, anh nói.
Thời gian biểu của chàng sinh viên Kim Hoàng khi ấy gần như kín đặc. Hầu như hôm nào cũng 22h mới về đến nhà và ăn tối. Đến năm cuối đại học rồi tốt nghiệp ra trường đi làm, thời gian dành cho Silat ít đi nhưng không vì thế mà anh bỏ lớp. “Khi ấy, tôi như một giáo viên thể chất của các trường học. Võ đường sắp xếp lớp ở các trường rồi tôi đến dạy, gần như cả bảy ngày trong tuần. Các trường chỉ có một khoản bồi dưỡng nho nhỏ cho các thầy nhưng đều chuyển cho võ đường chứ chúng tôi không có lương”, anh kể lại.
Thời điểm phong trào Silat nở rộ tại Hà Nội, một lớp của Kim Hoàng có đến 200 môn sinh. Nhiều người trong số đó được gọi vào các đội tuyển của thành phố và quốc gia. Trong 20 năm đi dạy, Kim Hoàng – cũng như lớp các võ sư đầu tiên của Pencak Silat – không hề thu tiền học trò. Nhưng bù lại, võ thuật đã se duyên cho anh với người vợ bây giờ Hà Tố Lan, khi ấy là võ sư Wushu và Karate. “Gia đình chính là động lực để tôi tiếp tục duy trì đam mê với Silat”, võ sư 37 tuổi nói.
->> Cập nhật tình hình the gioi 24/24
Biến cố cuộc đời của võ sư Hoàng xảy đến vào cuối năm 2010, khi anh phát hiện cơ thể mệt mỏi, da trở nên khô, còn mắt có dấu hiệu mờ đi. Bác sĩ chẩn đoán anh mắc một chứng bệnh lạ có tên Lupus ban đỏ. Bệnh này khiến hệ miễn dịch mất khả năng nhận biết các tác nhân lạ quen, dẫn đến chống lại cơ thể. “Năm 2011, một mắt của tôi hỏng hẳn và hệ miễn dịch bắt đầu đào thải mắt thứ hai, không cứu được nữa. Lúc ấy thận cũng đang hư và tôi phải uống thuốc chống đào thải trong sáu tháng, mỗi ngày tám viên. Sang năm 2012, tôi yếu hơn, bắt đầu mất vị giác. Mỗi khi ăn đều bị nôn ra, suốt ba tháng, tôi mất ngủ”, anh Hoàng kể lại.
Câu chuyện bị ngắt quãng khi cha anh bước vào. Vốn đã quen với việc con trai duy nhất có khách đến thăm, ông nói bằng giọng run run: “Các cậu thứ lỗi vì tiếp đón sơ sài. Tôi thương Hoàng lắm nhưng không nói gì được vì cứ mỗi lần như thế là tôi lại khóc”. Nói đoạn, người cha già quay đi để lại căn phòng một khoảng lặng.
“Từ đầu năm 2012, tôi phải nhờ học trò đứng lớp một năm”, anh Hoàng phá vỡ bầu không khí im lặng. “Đến 2013, bệnh bắt đầu đỡ. Một lần có học trò đến thăm dẫn theo em trai, cậu em cứ nài nỉ tôi lên lớp trở lại”.
->> Đọc báo tintuc online
Khi hỏi vợ việc này, bất ngờ chị Lan lại ủng hộ. Cùng là dân võ nên chị nghĩ rằng tiếp tục luyện tập sẽ khiến cơ thể anh khỏe hơn. Ban đầu Kim Hoàng cũng ngần ngại vì cô con gái duy nhất Kim Khánh còn nhỏ. Nhưng rồi nghĩ đến những đêm nằm cạnh nghe tiếng khóc của vợ, muốn con gái sau này biết bố nó là người mạnh mẽ thế nào, anh quyết định đi dạy Pencak Silat trở lại với sự lạc quan và niềm hy vọng.
Lớp Silat ở Đại học Ngoại ngữ của anh được mở ra từ 10 năm trước, tuần ba buổi vào các ngày chẵn và chỉ bị gián đoạn khi anh bệnh nặng. Ngoài ra, Kim Hoàng cũng dạy một lớp vào sáng chủ nhật ở công viên Bách thảo và một lớp ở trường cấp hai Tân Định, quận Hoàng Mai. Vì khó khăn trong việc đi lại, thường thì vợ hoặc các học trò chở anh bằng xe máy đến lớp. Nếu mọi người đều bận, anh tự đi xe buýt, để đến lớp ở quận Hoàng Mai thậm chí phải đi hai chặng xe.
Bây giờ, mỗi tuần ba buổi sáng anh vẫn phải đi lọc máu ở bệnh viện Đống Đa vì bị suy đa tạng phủ. Những buổi lên lớp cũng gặp nhiều khó khăn vì sức khỏe yếu và hai mắt anh đều không thấy gì. Tuy nhiên không khí trong lớp học của thầy trò võ sư họ Nguyễn vẫn rất vui vẻ.
Anh có những học trò lâu năm giúp đỡ phần nào khó khăn lúc giảng dạy. Nhắc nhở các học trò rằng tuần sau có buổi thi đấu, anh căn dặn môn sinh chuẩn bị cho tốt rồi bảo cả lớp bắt đầu thực hiện những bài khởi động. “Khi còn khỏe, điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất với thầy là sự nhiệt tình. Nhưng sau khi bị bệnh, mắt không thấy được nữa, thầy lại càng gây ấn tượng bằng sự lạc quan. Có những buổi trời mưa, thầy ăn qua loa bát phở rồi lại lên lớp dạy. Nhìn những hình ảnh đó khiến chúng tôi không có lý gì lại bỏ lớp học của thầy”, môn sinh Nguyễn Thị Thanh, người đã làm học trò của võ sư Hoàng năm năm, chia sẻ.
"Thông tin thể thao hôm nay, nhận định phân tích bóng đá hàng ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người nên xem thêm các nguồn chính thống để đính chính thông tin xác thực nhất. Xin cảm ơn."