Từ một tài năng trẻ sáng giá bậc nhất tại Châu Âu sau những màn trình diễn ấn tượng trong màu áo PSV, thế nhưng giờ đây Memphis Depay lại đang dần trở thành nỗi thất vọng lớn trên hàng công của Man Utd. Xem thêm ty so bong da hôm nay tại đây.
Về cơ bản khi bạn chuyển từ một giải đấu trung bình như Eredivisie sang một giải đấu thuộc đẳng cấp cao hơn như Premier League, đồng nghĩa bạn phải cố gắng nhiều hơn, nhất là với các cầu thủ trẻ, những người có tài năng, thừa động lực nhưng lại thiếu kinh nghiệm và tâm lý còn bất ổn, hoặc giải thích đơn giản là vẫn còn “xanh”. ngôi sao bong da so Memphis Depay cũng không phải một ngoại lệ !
Mùa giải trước tiền vệ Hà Lan là nhân tố quan trọng nhất trong chiến dịch đăng quang của PSV ở đấu trường quốc nội với việc ghi tổng cộng 22 bàn thắng và 5 pha kiến tạo thành bàn. Cuối mùa, PSV vô địch còn Depay xuất sắc bước lên bục nhận 2 giải thưởng liên tiếp dành cho Vua phá lưới và Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giữa những sự tán dương không ngớt từ các chuyên gia bóng đá.
Tuy nhiên đó là chuyện của 1 năm về trước, còn hiện tại Depay đang gặp phải vô vàn khó khăn trong việc thích nghi với bầu không khí Old Trafford tại lich thi dau bong da hom nay ngoại hạng anh , thậm chí ngày càng mất điểm trong mắt ông thầy đồng hương Louis van Gaal cùng các Manucians. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nếu nói Depay thiếu kinh nghiệm thì cũng chưa hẳn. Bởi lẽ không phải đến mùa giải 2014/2015 thì tiền vệ này mới tỏa sáng vì từ trước đó 1 năm, Depay cũng đã xây dựng được hình ảnh của mình tại Eredivisie 2013/2014 với 12 bàn thắng, 7 pha kiến tạo thành bàn sau 32 lần ra sân. Đó rõ ràng là một thành tích ấn tượng với một tài năng khi ấy mới 19 tuổi. Ngoài ra liệu chúng ta có thể nghĩ một cầu thủ đã từng tỏa sáng tại Champions League và World Cup lại thiếu kinh nghiệm được không?
Đúng là Depay thiếu kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm chơi bóng tại Premier League, nhưng từng ấy thôi chưa đủ để giải thích cho sự sa sút phong độ của cầu thủ này trong màu áo Quỷ đỏ.
Thứ nhất, vấn đề quan trọng nhất xuất phát từ lối chơi. Dễ dàng nhận thấy phong Thông tin bóng của Depay thiên về cá nhân và thiên về tấn công quá nhiều. TạiMan Utd, Depay nhiều lúc khiến người xem phải nóng mắt với những tình huống ham rê dắt, tự mình đột phá, tự mình dứt điểm thay vì quyết định chuyền bóng cho đồng đội ở một vị trí thuận lợi hơn. Và đó là sai lầm lớn!
Nên nhớ rằng Man Utd không phải PSV và Depay cũng chưa phải là ngôi sao sáng giá nhất để trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý trên hàng công. Dù có tài nhưng Depay chưa đủ tầm để trở thành Ronaldo hay Robben để có thể chơi bóng cá nhân, cũng như “miễn nhiễm” với nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự. Thế nên để hòa nhập được với môi trường mới, không cách nào khác ngoài việc Depay phải chơi đồng đội hơn, thay vì cố gắng chạy qua 2,3 hậu vệ đối phương đang theo kèm trong bất lực.
Thứ hai, đến từ yếu tố tâm lý. Ở PSV, Depay được bao bọc như một viên ngọc quý, Hơn nữa HLV Phillip Cocu cũng rất thân thiện với các học trò. Có một mối quan hệ nồng ấm tại đây, thay vì đơn giản là sếp – nhân viên.
Nhưng ở Man Utd, Depay khó lòng đạt được điều này. Louis van Gaal có thể là một chiến lược gia mát tay với các cầu thủ trẻ, điều này hãy hỏi Marc Overmars, Clerence Seedorf, Andres Iniesta hay Thomas Muller. Tuy vậy ông không phải mẫu người gần gũi và nồng ấm như những HLV trẻ tuổi như Phillip Cocu hay Jurgen Klopp. Louis van Gaal luôn yêu cầu rất cụ thể và rất cao. Điều này cũng tạo ra nhiều áp lực với các cầu thủ, đặc biệt lại là những tân binh còn trẻ tuổi.
Ngoài ra không thể thiếu những ánh nhìn soi mói đến từ báo chí và truyền thông Anh. Mỗi một pha bóng dở, một tình huống sai lầm đều có thể xuất hiện trên mặt báo chỉ vài giờ sau đó. Điều này dù ít, dù nhiều cũng gây ra hiệu ứng tâm lý không tốt cho các cầu thủ trẻ.
Thứ ba, phải chăng Depay đã sai lầm khi “bơi ra biển lớn” quá sớm? Sau một mùa giải thăng hoa tại Eredivisie, tiền vệ 21 tuổi này đã quyết định chuyển đến đầu quân cho Man Utd, thay vì tiếp tục rèn luyện thêm tại quê nhà.
Trong quá khứ không ít những sao mai triển vọng của bóng đá Hà Lan dần “chết chìm” vì nôn nóng muốn chơi bóng cho những ông lớn của bóng đá Châu Âu khi tuổi đời chỉ mới đôi mươi. Đó là Ryan Babel (Liverpool), là Eljero Elia (Juventus), là Ibrahim Afellay (Barcelona) hay Van Ginkel (Chelsea). Trường hợp của Robben tại Chelsea chỉ được xem là trường hợp đặc biệt. Thậm chí ngay cả Van Persie cũng phải mất gần 6 năm để trở thành trụ cột thực thụ của Arsenal.
Và hãy so sánh với những người đạt được thành công khi chuyển từ Eredivisie sang Premier League trước kia. Marc Overmars phải 24 tuổi mới đến Highbury, điều tương tự cũng đến với Vannistelrooy (25 tuổi). Gần nhất là Luis Suarez. Thời điểm cập bến Anfield ở TTCN mùa đông 2011, tiền đạo người Uruguay khi ấy cũng đã 25 tuổi và còn đang đeo băng đội trưởng của Ajax. Đó rõ ràng là độ tuổi hợp lý cho những thử thách lớn, khi họ vẫn còn trẻ nhưng không còn quá non nớt.
Từ những lý do kể trên cũng giúp chúng ta có được góc nhìn tổng quát và câu trả lời về sự sa sút của bản hợp đồng trị giá 25 triệu bảng này!
"Thông tin thể thao hôm nay, nhận định phân tích bóng đá hàng ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người nên xem thêm các nguồn chính thống để đính chính thông tin xác thực nhất. Xin cảm ơn."