Trong thời kỳ phụ nữ mang thai, nhu cầu bồi bổ cho người mẹ và thai nhi là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần phải chọn lựa các thực phẩm có lợi cho cả mẹ và con. Dưới đây xin nêu 10 loại thực phẩm cần cẩn trọng để mọi người cùng tham khảo nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Quả nhãn
Là loại quả ngon, ngọt và bổ dưỡng, rất tốt cho những người có nhu cầu bồi bổ. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì không nên ăn nhiều nhãn. Bởi theo đông y, nhãn có tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, do vậy khi ăn vào sẽ làm tăng thêm nhiệt cho mẹ và thai nhi (thân nhiệt của phụ nữ có thai bao giờ cũng cao hơn khi bình thường nửa độ). Từ đó rất dễ gây ra tình trạng khí huyết không điều hòa, gây nôn mửa, thậm chí có thể sinh đau bụng xuất huyết do nhiệt và đó cũng là dấu hiệu báo trước hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non có thể xảy ra.
Sơn trà
Tuy là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, giúp tiêu hóa thức ăn và khai vị, rất hợp khẩu vị của phụ nữ khi mang thai song không nên ăn nhiều sơn tra và các chế phẩm của nó vì có tài liệu chứng minh sơn tra có tác dụng làm hưng phấn tử cung, dễ khiến tử cung co bóp. Mặt khác, theo y văn Trung Hoa thì sơn tra có tác dụng phá khí, làm tan ứ, do đó ăn nhiều có thể gây co bóp tử cung làm sẩy thai.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Rau chân vịt
Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt rất cao nên mọi người tưởng rằng ăn nhiều sẽ bổ sung nhiều sắt cho cơ thể. Ngược lại, gần đây tại Nhật Bản, nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện rau chân vịt làm cho tình trạng thiếu máu nặng thêm. Lý do là trong rau chân vịt có chứa một thành phần làm cho chất sắt không được hấp thụ tại ruột non mà bị đẩy ra khỏi cơ thể. Do vậy, khi ăn nhiều rau chân vịt sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu nặng.
Phụ nữ có thai cần hết sức thận trọng với thực phẩm nướng, xông khói. (Ảnh: Tấn Thạnh)
Coca-Cola
Trong một chai nước Coca- Cola có chứa từ 50-80 mg nhân cà phê. Phụ nữ có thai uống 1 g nhân cà phê trở lên có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, khiến nhịp thở tăng, tim đập nhanh, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Mặt khác, nhân cà phê còn có thể nhanh chóng thông qua cuống nhau xâm nhập vào bào thai gây tác hại cho thai nhi.
Quẩy
Trong cách chế biến quẩy bao giờ cũng cần đến 1 lượng phèn chua nhất định, cứ 500 g bột mì là phải cho 15 g phèn chua, mà trong phèn chua lại chứa nhôm. Như vậy, phụ nữ đang mang thai mà mỗi ngày ăn 2 cái quẩy thì chính là đã ăn 3 g phèn chua. Cứ thế, lượng nhôm hằng ngày tích lại trong cơ thể người mẹ và sẽ thông qua nhau thai vào thai nhi, làm cho não thai nhi kém phát triển, trẻ sinh ra dễ mắc chứng đần độn.
Thức ăn nướng, xông khói
Đây là những món ăn tuy giúp tiêu hóa tốt nhưng lại có hại vì phải sử dụng than, củi để xông, nướng, gây ra những chất độc làm ô nhiễm thức ăn. Chất độc loại này thậm chí còn gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy cứ 1 kg cá, thịt được xông nướng có đến mấy chục mg chất độc; hay 1 kg bánh mì nướng sẽ sản sinh 79 mg chất độc.
>> thông tin cách nấu thịt đông cực ngon
Gan động vật
Gan động vật chứa nhiều chất sắt và vitamin A. Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan khiến lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá mức cho phép, dẫn tới sự phát triển không bình thường của thai nhi, dễ gây quái thai. Mặt khác, vì là cơ quan giải độc nên gan thường lưu giữ tại chỗ các chất độc, do đó khi ta ăn gan thì đồng thời ăn cả những chất độc chưa được gan xử lý, giải độc kịp thời. Vì vậy, muốn ăn gan thì chỉ nên ăn vừa phải và phải nấu thật chín.
Cà phê
Cà phê khi uống mức độ vừa phải giúp cho tinh thần sảng khoái, tỉnh táo nhưng nếu lạm dụng sẽ bất lợi cho tim mạch như làm tim đập nhanh, tăng huyết áp… Mặt khác, chất kiềm trong cà phê có thể phá hủy vitamin B1, nhẹ thì gây mệt mỏi, sức nhớ kém, ăn uống giảm, đại tiện khó; nặng có thể dẫn đến viêm dạ dày, thần kinh mệt mỏi, tim to, nhịp tim chậm.
Nước trà
Cùng với cà phê, trà cũng chứa nhiều chất caffeine, nhất là hồng trà. Trong lá chè chứa từ 2%-5% caffein, trong 100 ml hồng trà có tới 12% caffeine. Do đó, phụ nữ mang thai uống trà quá nhiều hay quá đặc sẽ gây cản trở sự hấp thu sắt, dẫn tới thiếu máu thai kỳ, ảnh hưởng xấu cho cả người mẹ và thai nhi.
Rượu
Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng cồn (trong rượu) có thể gây chứng ngộ độc cồn ở thai nhi. Khi người mẹ uống rượu, cồn sẽ xâm nhập vào thai nhi với nồng độ như ở cơ thể mẹ, dễ gây dị dạng cho thai nhi. Mặt khác, cồn hòa lẫn với thức ăn còn có thể thúc đẩy ruột non hấp thu chì khiến nồng độ chì trong máu tăng cao, trở thành độc chất cho cả thai phụ và thai nhi.