Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai “mày phải chơi đi”.
Hình ảnh cả nhóm ngồi với nhau nhưng không nói chuyện, mỗi người cầm một chiếc điện thoại lướt web đã thành thói quen phổ biến hiện nay.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai chia sẻ, mới đây vừa điều trị cho một trường hợp 14 tuổi nghiện Facebook nặng.
Cậu bé 14 tuổi được gia đình đưa vào viện trong tình trạng co giật. Bố mẹ bệnh nhân cho biết, con trai cứ đi học về là lao vào điện thoại, nằm trong phòng lướt Facebook. Ngay cả lúc ăn hay đi vệ sinh cũng ôm điện thoại theo để nhắn tin, mỗi ngày hơn 10 tiếng.
Ngày càng nhiều người “nghiện” Facebook |
Thấy vậy, phụ huynh đã tịch thu điện thoại. Ngay sau đó cháu bé thu hẹp lại và bắt đầu co giật.
“Khi khám, tôi phát hiện cháu bé còn bị hoang tưởng ảo giác. Cháu kể cứ vào chạng vạng tối, luôn có tiếng nói bên tai, lúc giọng đàn ông, lúc giọng phụ nữ thúc giục ‘mày phải chơi đi’”, TS Phương chia sẻ.
BS sau đó phải chỉ định dùng thuốc loạn thận, tình trạng ảo giác của bệnh nhi sau đó hết, thời gian sử dụng Facebook giảm dần.
Nghiện mạng xã hội đến trầm cảm
BS Lê Thu Hà, Trưởng phòng điều trị nghiện chất cũng chia sẻ thêm về một trường hợp nam sinh viên 20 tuổi từ BV khác chuyển đến vì cha mẹ lo mắc trầm cảm sau khi bị đuổi học.
“Tiến hành test chẩn đoán, phát hiện cậu này bị trầm cảm thứ phát, mức độ nhẹ do nghiện mạng xã hội”, BS Hà nói.
Theo song khoe tìm hiểu thông qua người nhà, từ khi còn học cấp 3 cậu thanh niên này đã được sử dụng máy tính bảng. Đến khi đỗ ĐH trên Hà Nội, bố mẹ đầu tư thêm một chiếc laptop. Cứ thế, một ngày dành 8-10 tiếng ở trên Facebook, bỏ cả lên lớp, học hành sa sút nên bị nhà trường đuổi học.
Khi về quê, cứ 5-6h chiều, cậu lại bỏ sang ngôi nhà hoang của hàng xóm ngồi lặng lẽ mấy tiếng đồng hồ.
BS sau đó đã tư vấn gia đình “tạo công ăn việc làm” cho con trai bằng cách bắt đi làm ruộng, cứ chiều đến phải phụ mẹ nấu cơm. Sau hơn 1 tháng áp dụng, bệnh nhân đã hết “nghiện”.