Làm sao để giảm bớt triệu chứng bị khó thở khi mang thai.
on 21st Tháng Chín 2015
| 10385 views

Khó thở khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, và triệu chứng này có thể “đồng hành” cùng mẹ bầu trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Làm cách nào để giảm bớt khó chịu? MarryBaby mách mẹ vài cách nhé!

 Xem thêm: nhac cho ba bau.

Khó thở khi mang thai

1/ Cảm giác khó thở khi mang thai có bình thường?

Không chỉ những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu mới có “cơ hội” trải nghiệm cảm giác khó thở, nhiều người thậm chí cảm thấy khó thở ngay từ những ngày đầu thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở khi mang thai, nhưng “thủ phạm” chính gây nên cảm giác này thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ.

Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của bạn. Hệ quả, bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn. Ngoài ra, khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm bạn cảm thấy khó thở.

Khó thở khi mang thai là triệu chứng khá bình thường, và sẽ đồng hành cũng mẹ bầu cho đến ngày cuối cùng của thai kỳ. Mặc dù vậy, cảm giác khó thở này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Chuẩn bị vật dụng chăm sóc sức khỏe khi mang thai (Phần 1)

Chuẩn bị vật dụng chăm sóc sức khỏe khi mang thai (Phần 1)Trong những tháng bầu bí, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ bị mệt mỏi. Để giảm bớt những rắc rối này, mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc gia đình mình một số vật dụng chăm sóc sức khỏe khi mang thai dưới đây nhé.

2/ Làm gì khi bị khó thở?

Không có cách nào giúp mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác khó thở khi mang. Vì vậy, điều duy nhất mẹ có thể làm là học cách “sống chung với lũ”. Khi cảm thấy khó thở, bạn nên thay đổi tư thế của mình. Nếu đang ngồi, bạn nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Khi ngủ, nhac ba bau cũng có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa vè kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mẹ cũng có thể bỏ ra 10 phút mỗi ngày để thử các bài tập hít thở, giúp mở rộng phổi:

– Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên

– Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở

– Thở ra và hạ tay xuống

Mẹ bầu có thể tập động tác này mỗi ngày, hoặc những khi cảm thấy khó thở.

3/ Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyếp áp thấp. Đối với những mẹ có tiền sử hen suyễn, cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

Khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, cần phải gọi cấp cứu ngay.

Xem thêm: nhac ba bau.

Tags: truc tiep xsmb xổ số miền bắc | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh - Phong thuy | lịch âm | coi tuổi | tử vi trọn đời | xem tu vi | XSMB thu 2