Kiểm soát tài chính, dòng tiền (cash flow) là một việc làm sống còn của bất cứ ngành kinh doanh nào, và với lĩnh vực tên miền, việc này cũng không ngoại lệ.
Nếu bạn có trên dưới 100 ten mien trong danh mục đầu tư, đôi khi không cần phải quan tâm lắm vì số tiền gia hạn hàng tháng không nhiều. Nhưng nếu danh mục đầu tư hơn 1000 tên miền thì mọi chuyện hoàn toàn khác.
Hãy tưởng tượng đến 1 tháng nào đó, các tên miền đẹp của bạn đến thời điểm gia hạn, nhưng nguồn tiền mặt của bạn lại không còn, bạn phải đau đớn lựa chọn việc bỏ các tên miền này. Đối với 1 nhà đầu tư tên miền, bỏ đi 1 tên miền đẹp chỉ vì lý do hết tiền mặt là 1 điều ngớ ngẩn và không thể chấp nhận được. Nhưng nếu nạn không có 1 chiến lược tài chính đúng đắn, việc này rất có thể xảy ra.
Các bước sau đây là kinh nghiệm bản thân trong việc xây dựng 1 kế hoạch tài chính cho ngành kinh doanh tên miền này. Đặc biệt đối với các bạn mới vào nghề, thời điểm từ lúc đầu tư đến lúc thu hoạch 1 tên miền là rất lâu, đòi hỏi sự kiên nhẫn và vững tin thật sự:
1. Hãy là chủ của các khoản thu chi (income).
Việc đầu tiên của quản lý tài chính là phải xác định thật chi tiết các khoản thu và chi của cá nhân (nếu bạn là đầu tư cá nhân). Phải phải xác định được trong 1 tháng bạn thu bao nhiêu, thu từ những nguồn nào, nguồn nào là ổn định, nguồn nào là bất thường. Các khoản chi cũng thực hiện tương tự như vậy.
2. Xác định ngân sách cho đầu tư tên miền.
Bước này sẽ có sự khác biệt giữa những nhà đầu tư tên miền mới và những nhà đầu tư đã gia nhập ngành từ lâu.
- Với những người đầu tư mới, việc làm đầu tiên là xác định khoản tiền còn lại sau khi thu trừ chi và khoản đó bao nhiêu phần trăm dùng cho việc đầu tư tên miền. Từ đó xác định số lượng và nhóm tên miền đầu tư.
- Với những người đã đầu tư, bạn sẽ làm ngược lại. Bạn tính toán số lượng domain đang trong danh mục, chia đều theo tháng, từ đó xác định nguồn ngân sách còn lại để đầu tư tiếp.
3. Đều đặn và liên tục dự trữ tiền mặt dành cho domain.
Khi đã xác định bạn cần bao nhiêu cho vệc đầu tư domain, cần lên kế hoạch tài chính để cân đối.
Bạn xác định số tiền hiện tại trung bình 1 tháng chi cho domain là bao nhiêu, và hàng tháng nghiêm túc giữ lại khoản tiền đó trong tài khoản của mình. Sẽ có trường hợp tháng cần gia hạn nhiều, tháng cần gia hạn ít, nhưng khi đã lên kế hoạch là phải mặc nhiên chuẩn bị.
Xem thêm hosting tại đây
Ngoài khoản tiền trung bình đầu tư 1 tháng, bạn cần để dư thêm ít nhất 10% số tiền để phòng cho trường hợp đầu tư thêm.
Lúc này sẽ có bạn đặt câu hỏi: vậy khoản tiền đầu tư bắt đầu lớn hơn thu nhập, sẽ giải quyết thế nào? mời các bạn qua bước 4
4. Kiểm tra danh mục và cân đối tài chính định kỳ:
Trong trường hợp khoản tiền đầu tư bắt đầu lớn hơn thu nhập, mà thu nhập từ domain vẫn chưa đến, cách hay nhất trong lúc này là bạn phải kiểm tra và chọn lọc lại danh mục trước khi bị áp lực tài chính nghiền nát.
Xem thêm vps tại đây
Đã là nhà đầu tư domain, việc từ bỏ 1 domain là điều rất đau đớn, nhưng đây là lúc bạn phải ra quyết định chọn đâu là tài sản và loại bỏ đâu là tiêu sản trong danh mục đầu tư của mình.
5. Liên tục và đều đặn thực hiện theo kế hoạch tài chính.
Nếu bạn cam kết thực hiện theo các bước trên, bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng phải bỏ domain chỉ vì không có tiền gia hạn
Chúc các bạn thành công
"Những thông tin tin tức mà website chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người nên xem thêm các nguồn chính thống để đính chính thông tin xác thực nhất. Xin cảm ơn."