Rau sắn nấu chua là món ăn mang đậm hương vị quê nhà, vì tuy cũng là cây sắn (khoai mì) như bao nơi khác, nhưng với cách ủ chua đặc biệt, món sắn chua Phú Thọ có hương vị rất lạ.
Phú Thọ nổi tiếng với cây sắn có thể chế biến nhiều món ngon
Mỗi khi tôi về quê, mẹ đều nấu mon ngon moi ngay này. Biết tôi thích ăn rau sắn chua nấu xương lợn nên mẹ luôn ngâm rau sắn trước khi tôi về vài ngày. Trước đó mẹ ra vườn chọn những búp sắn non, mập mạp của loại sắn xanh, rửa sạch và khéo léo vò nát làm sao cho lá sắn mềm, sóng đều nguyên búp chứ không vụn thành từng đoạn.
Sau đó mẹ cho rau sắn vào xoong hoặc vại sành đổ ngập nước, đậy kín, ngâm cho lên men tự nhiên. Tùy thời tiết mà có thể ngâm rau trong 3-5 ngày. Bên cạnh loại sắn xanh ăn được còn có nhiều loại sắn khác như sắn dù, sắn lá tre hay sắn Nhật đều không ăn vì những loại này nhiều độc tố hơn nên dễ gây ngộ độc.
Nhiều người có thói quen khi vò rau sắn thì cho ít muối vào để rau có vị đậm đà trước khi mang ngâm chua. Cách làm này dễ gây nguy hiểm bởi rau sắn là loại có độc nên khi cho muối vào sẽ hãm không cho chất độc có thể chuyển hóa trong quá trình lên men tự nhiên. Vì vậy bạn không nên cho muối vào rau sắn khi ngâm cũng như trong quá trình nấu, chỉ khi rau sắn đã nấu chín, trước khi ăn mới nêm mắm muối vào thôi.
Canh rau sắn đơn giản mà đậm đà
Rau sắn sau khi ủ chua có màu vàng đều, mùi chua đặc trưng sẽ dậy mùi thơm hấp dẫn, nấu cùng xương lợn, cá, tép hoặc cua đều hợp vị. Đặc biệt khi nấu canh bạn phải nấu bằng chính nước chua ủ rau sắn thì món canh mới có được vị chua đặc trưng, không cần cho thêm gia vị gì mà ăn vẫn rất ngon.
Để nấu canh rau sắn, mẹ tôi dậy từ sớm ra chợ chọn mua loại xương ngon nhất cho món canh này, đó là xương cụt, phần xương gần đuôi của con lợn. Mẹ rửa sạch, chặt nhỏ xương rồi cho trực tiếp vào nồi rau sắn mà không cần rang qua. Mẹ bảo như vậy mới giữ được vị thanh của rau sắn.
Tôi nhóm lửa đặt nồi rau lên bếp củi, đun cho nồi canh sôi lên rồi cho nhỏ lửa để ninh nhừ, khoảng 3 đến 4 tiếng là được. Lúc nào mùi thơm của rau sắn quyện với mùi thơm của xương lợn lan tỏa trong không gian nhà bếp là có thể nêm nếm gia vị, mắm, muối cho vừa và thưởng thức. Khi múc canh ra bát có thể rắc thêm một ít lạc rang vàng, giã nhỏ lên trên để tăng độ ngon, ngọt và mùi vị của món.
Nhìn bát rau sắn chua nấu xương lợn giản dị, không cầu kỳ, hoa mĩ như các món sơn hào hải vị. Nhưng khi gắp một miếng đưa vào miệng và nhai, bạn sẽ bị chinh phục bởi vị chua, mềm của rau sắn, vị béo của nước xương, vị ngọt và thơm của lạc, hòa quyện thành hương vị rất đặc trưng của canh rau sắn Phú Thọ. Và tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị này nếu đã một lần ăn thử.
Bên cạnh rau sắn, Phú Thọ còn một đặc sản nổi tiếng là tằm sắn
Ngoài đặc sản canh rau sắn chua, người dân quê tôi còn chế biến các món khác nhau từ rau sắn như rau sắn luộc, nộm rau sắn với thịt gà xé nhỏ, rau sắn xào mỡ hay rau sắn kho cá. Tùy thuộc vào sở thích hay sự sáng tạo của người nấu mà tạo nên những món ngon có hương vị đặc trưng khác nhau.
Ngoài ăn củ, ăn rau người dân quê tôi còn biết hái lá sắn để nuôi tằm, tạo nên một đặc sản nữa cho Phú Thọ, đó là tằm sắn. Cách nuôi tằm sắn giống như nuôi tằm dâu nhưng không dùng để lấy tơ mà chủ yếu để làm thực phẩm là chính. Mới nhìn món tằm luộc, tằm rang lá chanh bạn sẽ không khỏi rùng mình vì con tằm trông giống con sâu. Vượt qua nỗi sợ, gắp thử một con cho vào miệng bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên, bởi vị béo, bùi của con tằm tan ngay trong miệng.
Món rau sắn quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia dinh quê tôi, nhưng đã và đang trở thành đặc sản mà biết bao du khách muốn thưởng thức khi đặt chân đến nơi đây. Nếu có dịp hành hương về vùng đất Tổ bạn không nên bỏ qua món đặc sản Phú Thọ, đó là canh rau sắn chua.
"Thông tin xổ số mà chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, đây chỉ là một công cụ hỗ trợ, bạn nên sử dụng nó một cách hợp lý và có trách nhiệm. Chúc anh em may mắn."