Con trai bà Trâm sắp cưới vợ. Thế là từ giờ bà có con dâu để sai bảo và bắt nạt rồi. Bà đang hý hửng và mong chờ, đến trong giấc mơ, nghĩ đến cảnh đó bà cũng thích chí cười khanh khách. (Theo bao gia dinh)
Nhưng cái sự sung sướng đâu chả thấy. Chỉ biết mới mấy tháng có con dâu mới bà đã không ít lần tăng xông, uất ức tưởng chết non mất. Bởi vì con dâu bà là dân trí thức chính hiệu, bằng cấp cao, nói chung là chữ nghĩa, lí luận thì không ai bằng.
Thấy con trai dạo này gầy yếu quá, bà nói bóng gió xa xôi, ý chừng nghi con dâu bắt “phục vụ” quá đà nên mới ra cơ sự ấy. Cô con dâu liền bày ra bộ mặt vô cùng thành khẩn, chắp tay khấn vái: “Nam mô a di đà Phật! Xin đức Phật xá tội cho mẹ con, đừng vì bà đã nghi oan cho con mà trừng phạt người già cả như bà!”.
Có lần bà ngứa mắt liền mắng: “Cô học đâu ra cái thói mất dạy thế kia hả?”. Con dâu nhiều chữ của bà chẳng tức giận gì, thở dài một tiếng não nề rồi than thở: “Trước đây, con lúc nào cũng được khen là có học, ngoan ngoãn. Chính mẹ cũng khen con như thế hồi con về ra mắt còn gì. Bây giờ vừa về làm dâu nhà mình, mẹ lại nói con có thói mất dạy thì con ngờ là con đã biết con học từ đâu mà ra rồi…”. Bà chỉ còn nước ôm ngực uất ức.
Có đợt con dâu bà về nhà ngoại chơi mấy hôm. Một phần vì nhà chẳng có ai làm lụng, chăm sóc bà và con trai, một phần muốn nhân cơ hội bắt lỗi với con dâu, bà liền gọi điện cho thông gia. Bà nói một tràng hơn một tiếng đồng hồ. Nào là vừa về lúc Tết, lần sau một năm chỉ cho về một lần thôi, con dâu gì mà không ra thể thống gì cả, đi làm dâu phải theo nhà chồng chứ, về ít thôi.
Hôm sau, con dâu bà có mặt ở nhà ngay đúng theo chỉ thị khiến bà vui ra mặt. Thấy con dâu im im ra vẻ cam chịu, bà hả hê lắm. Nhưng bỗng dưng lại thấy con dâu nhỏ nhẹ hỏi: “Mẹ ơi, con gái đi lấy chồng rồi không được về nhà đẻ nhiều hả mẹ?”.
“Chứ còn sao nữa!” – Bà nghiêm mặt.
“Thật à mẹ? Thế mà nhà chồng em gái con vẫn cho nó về thường xuyên đấy ạ?” – Con dâu tỏ vẻ ngây thơ, thật thà kể chuyện cho bà nghe.
“Nhà vô giáo dục, mất nết mới thế!” – bà trợn mắt lên ra uy, đang chuẩn bị một bài dài để dạy dỗ con dâu một phen về phận làm dâu đối với nhà chồng. Nhưng lời vừa định thoát ra bà phải nuốt lại ngay, bởi con dâu đã thong thả nhả từng từ một:
“Con ghi âm lời mẹ nói vào điện thoại rồi đấy ạ. Mai con gọi điện cho bác Hoành (mẹ chồng con gái bà) bảo bác ấy là mẹ nói như thế xem bác còn cho em con về nhà chơi thường xuyên nữa không!”
“Cô… cô…” – Bà chỉ tay vào con dâu á khẩu.
Lại một lần, con dâu cũng chẳng làm gì nên tội đâu nhưng bà cứ thích được bắt nạt người khác nên dựng chuyện: “Cô! Cô ra đây tôi bảo. Cô cậy mình có học nên đi khắp xóm giềng chửi tôi vô học phải không?”.
“Mẹ ơi, con lúc nào cũng nghĩ mẹ là người có học thức và đáng kính vô cùng. Nhưng sao mẹ cứ thích tự nhận mình vô học thế ạ?” – Con dâu vô cùng bình thản và chậm rãi đáp lại bà. Bà chỉ còn nước muốn tăng huyết áp.
Bà định giơ tay tát con dâu cho bõ tức thì cô nàng lại thản nhiên: “Bạo lực là cách dạy con cháu của những bậc cha mẹ kém cỏi và bất lực đấy, mẹ biết không ạ?”.
- Học cách làm bánh trung thu ngon tại nhà
Bà uất ức với con dâu nhiều chữ suốt ngày mặt tỉnh bơ, nói chuyện đủng đà đủng đỉnh nhưng làm bà bao bận tăng xông. Cứ đà này bà chết sớm vì đột quỵ có ngày! Bà đâm ra uất rồi hận, chỉ muốn xúi con bỏ vợ, tống con dâu đi cho khuất mắt.
Bà gầm lên với con trai: “Thằng kia, mày chỉ có một mẹ chứ vợ thì không có đứa này sẽ có đứa khác con ạ!”. Con trai chưa kịp nói gì, con dâu bà đã thẽ thọt: “Đã bao giờ mẹ nói câu ấy với bố con chưa ạ?”. Bà tức nổ đom đóm mắt mà chỉ biết câm nín.
Bà Trâm không làm gì được con dâu bèn đi ca thán khắp nơi, gặp ai cũng kể lể nỗi tủi thân và uất ức của bà. Em gái bà thấy thế, cũng thương chị lắm, muốn đến giáo huấn cháu dâu một phen. Nhưng tấm gương thất bại nhãn tiền là bà chị mình kia rồi, xem ra bà phải dùng sách lược khác.
Dì của chồng đến gặp cháu dâu, đầu tiên là thân thiết hỏi han, sau đó mới ngọt nhạt, tình cảm khuyên bảo cháu không nên tranh hơn thua với bố mẹ chồng: “Mẹ chồng nói đúng sai gì, cứ bảo vâng con xin lỗi mẹ, con biết lỗi rồi, thế là vui vẻ cả nhà, có hơn không!”.
Thấy cháu dâu im lặng ra chiều đã hiểu vấn đề, bà thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cháu dâu bất ngờ hỏi: “Dì ơi, ở đời này có cha mẹ nào dạy con phải sống giả dối không ạ?”
.
“Ơ, làm gì có. Phải sống có tâm, thật thà, biết phân biệt đúng sai chứ!” – bà hơi bất ngờ nhưng cũng dựa theo lý thuyết suông mà đáp.
“Đấy, dì cũng công nhận thế phải không ạ? Vậy sao trước những trách móc vô lý của mẹ chồng, cháu lại phải giả ngu giả dại, giả ngô giả nghê chỉ để đẹp lòng mẹ ạ? Dì đã dạy con sống phải thật thà, con làm sao dám nhận lỗi một cách giả dối như thế ạ? Con vâng lời dì và mẹ nên muốn sống phải thật tâm, nhất là với người nhà, dì sẽ không trách con chứ ạ?”. Lời nói êm ái dễ nghe, lý lẽ vững chắc không bẻ vào đâu được, nhưng ngẫm lại thì hóa ra chính cháu dâu đưa dì chồng vào tròng khiến bà uất ức mà chẳng dám xả.
Hai bà lại chạy đến trách móc con trai, bắt dạy lại vợ. Tối đến, Khang – con trai bà cũng nhẹ nhàng hỏi vợ: “Sao em không nhịn mẹ một tí?”
“Anh dùng từ ‘nhịn’ nghĩa là những điều mẹ mắng em đều là vô lí đúng không?” – vợ không nhanh không chậm hỏi lại Khang.
“À ừ…, cũng có một chút, tính mẹ thế rồi. Em phận làm con…” – Khang hơi đuối lý.
“Vâng. Vậy em hỏi anh, em có to tiếng hay thái độ với mẹ không hay vẫn tình cảm, ngọt ngào và cười tươi với bà? Em có dùng từ ngữ nào quá phận không hay vẫn một dạ hai vâng?”.
Khang: “Ừ… Không…”.
“Đó, câu trả lời đều là ‘Không’ đúng không? Vậy em đáng trách ở chỗ nào? Trong khi mẹ trách móc em vô lí, em chẳng dám giận mẹ, vẫn đon đả nói chuyện với mẹ. Anh không động viên, khen ngợi em thì thôi lại còn trách em nữa!” – vợ Khang mếu máo, nước mắt ngắn dài nói với chồng.
Lần này đến lượt Khang cứng họng trước những lí lẽ đanh thép của vợ. Từ ấy, để khỏi nhận quả đắng khi đôi co với con dâu nhiều chữ, bà Trâm cũng biết đường mà… bớt ghê gớm đi nhiều.
Xem thêm: Những tam su về tình yêu, gia đình và cuộc sống, chuyện ngoại tình,…